Tìm hiểu về đất nước BULGARIA

Tìm hiểu về đất nước BULGARIA

Tìm hiểu về đất nước BULGARIA

15:15 - 14/02/2020

Bulgari tên gọi đầy đủ là Cộng hòa Bulgari là một quốc gia nằm tại khu vực Đông Nam Châu Âu. Nhắc tới Bulgari mọi người không thể không nghĩ ngay tới quốc gia của thung lũng hoa hồng với lịch sử gắn liền với văn minh nhân loại của quốc gia này. 

QUY TRÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

BULGARIA

CỘNG HOÀ BULGARIA
Diện tích : 111.000 km2 – Dân số :7.300.000 ( 2007 ) – Thủ đô : Sofia

 

 

  1. VÙNG ĐẤT CỦA DÃY NÚI HÌNH MÓNG NGỰA
  2. Bulgaria có vị trí chiến lược quan trọng ở Balkan.

Cộng hoà Bulgaria nằm ở Đông Nam châu Âu, giáp biển Hắc Hải, Romania, Serbia – Montenegro, Cộng hoà Macedonia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ. Bulgaria là một trong những quốc gia cổ xưa nhất châu Âu, có vị trí chiến lược quan trọng là gần eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, điều khiển lối ra vào từ châu Âu tới Trung Đông và châu Á.

  1. Địa hình

Bán đảo Balkan

Địa hình Bulgaria chủ yếu là đồi núi, chỉ ở phía bắc và đông nam là vùng đất thấp.

  1. Khí hậu

Phần lớn Bulgaria có khí hậu lục địa, với mùa đông lạnh và mùa hè nóng. Khí hậu nhìn chung khắc nghiệt hơn những vùng khác của châu Âu ở cùng vĩ độ và nhiệt độ trung bình lớn hơn những nước chung quanh. Hạn hán, sương giá, gió, mùa đông ẩm ướt, rất phổ biến ở thung lũng phía tây nam của dãy núi Rhodopes ; ranh giới của khí hậu phía bắc là dãy Balkan. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 12,8oC. Lượng mưa trung bình năm là 635mm.

  1. Các sông chính

Sông chính ở Bulgaria là sông Danube, với nhánh của nó là là sông Iskur dài 370 km và sông Yantra dài 290 km. Các sông quan trọng khác là Kamchiya, dài 180km chảy vào Biển Đen, và về phía tây nam là sông Struma và Mesta chảy về phía nam ra biển Aegea.

  1. Tài nguyên thiên nhiên

Hồ Grass, rừng gần Smolyan trong vùng núi Rodope, nam Bulgaria

Tài nguyên thiên nhiên chính của Bulgaria là sắt và than. Các khoáng sản khác có trữ lượng nhỏ, nhưng một số khoáng sản, đặc biệt là măng-gan và dầu khí, rất có giá trị.

Ước tính 1/3 diện tích Bulgaria là rừng, và phân nửa rừng đều là cây cao thích hợp cho việc cung cấp gỗ. Khoảng 30% là cây quả nón. Vùng núi Balkan và vùng chân đồi cung cấp các loại cây rừng khác nhau. Cây quả nón, sồi, sồi bần, được tìm thấy ở tầng rừng của miền núi Rhodopes. Thú hoang dã bao gồm gấu, chó sói, nai sừng tấm, cáo và linh miêu hiện diện ở vùng núi tây nam Bulgaria.

  1. Dân cư, xã hội.

Khoảng 85% dân số là dân tộc Bulgaria và 9% là Thổ Nhĩ Kỳ, là nhóm bị phân biệt đối xử nghiêm trọng. Nhóm nhỏ khác là người Hy Lạp và các nhóm dân tộc khác. Ngày nay khoảng 70% dân số sống ở đô thị.
Vào thời Trung cổ ( đặc biệt là vào thế kỷ thứ 10 và 11 ) Bulgaria là trung tâm của nền văn minh Slavic. Trong hàng thế kỷ văn hoá Bulgaria chịu ảnh hưởng bởi Byzantine, Hy Lạp, Nga, và các nền văn minh phương tây.

II. CÁC MIỀN ĐỊA HÌNH CHÍNH CỦA BULGARIA

1. DÃY NÚI HÌNH MÓNG NGỰA Ở BULGARIA

 

Botev cao 2376m, là đỉnh cao nhất của dãy Balkan. Balkan nổi tiếng vì hệ thực vật động vật phong phú bao gồm nhung tuyết, các loài động vật có vù như gấu nâu, chó sói, heo rừng, sơn dương, nai..

Trên bản đồ ta thấy vùng núi Bulgaria có hình móng ngựa, với các ngạnh của móng chỉ về hướng đông. Ngạnh ở phía bắc hình thành bởi dãy Balkan. Ngạnh ở phía nam hình thành bởi dãy núi Rhodopes. Chúng ta gọi miền này là miền núi Horseshoe.

Marvelous Bridges hay Wonderful Bridges là những vòng cung thiên nhiên ở dãy núi Rhodope, phía nam Bulgaria. Chúng nằm trong thung lũng Karst của sông Erkyupriya, phía tây Rhodopes cao 1450m trên mực nước biển.

Dãy Balkan dài khoảng 600km và rộng từ 30-50 km xuất phát từ thung lũng Timok ở Nam Tư cũ và chạy về phía nam tới bồn địa Sofia. Từ đây dãy núi này chạy về phía đông tới Mũi Emine ở Biển Đen. Đỉnh cao nhất của dãy Balkan là Botev (2376m ). Song song với dãy Balkan là dãy núi hẹp hơn gọi là Sredna Gora, ngay phía nam dãy này là thung lũng hoa hồng, nổi tiếng về việc làm dầu thơm và rượu mùi từ dầu hoa hồng.

Dãy Rhodopes, với hơn 83% diện tích nằm ở phía nam Bulgaria và còn lại nằm ở Hy Lạp. Đỉnh cao nhất của nó là Golyam Perelik ( 2191m ), là đỉnh cao thứ bảy của Bulgaria. Lý thú nhất là dạng địa hình karst với các hẽm vực sâu, hang động rộng lớn và các dạng địa hình được thiên nhiên chạm khắc kỳ thú như hẽm vực Trigrad, các hang Devil Throat , Uhlovitsa, và Yagodinska.

Thung lũng hoa hồng

 

Gặt hái hoa hồng. Việc gặt hái hoa hồng diễn ra vào tháng năm và tháng sáu, thực hiện vào sáng sớm, khi đó cánh hoa sẽ tập trung nhiều tinh dầu thơm nhất .

Thung lũng hoa hồng là một vùng của Bulgaria nằm ngay phía nam của dãy Balkan, nổi tiếng là vùng công nghiệp hoa hồng và là một trong những nơi sản xuất dầu hoa hồng lớn nhất trên thế giới. Trung tâm công nghiệp hoa hồng này là Kazalak.

Thung lũng hoa hồng không phải là tên liên quan đến địa lý mà chỉ là khái niệm liên quan đến nơi trồng hoa hồng của Bulgaria. Thung lũng này ở độ cao 710m so với mặt biển. Đất đai và khí hậu của vùng này rất thích hợp với hoa hồng. Các điều kiện ở Kazalak đã chứng minh thuận lợi cho việc canh tác hoa hồng hơn là ở chính nơi mà hoa hồng xuất phát – Tunisia.

” Nữ hoàng hoa hồng” người đẹp được chọn trong Lễ hội hoa hồng.

Thành phố Kazanlak là một thành phố nhỏ nằm ở phía đông của thung lũng hoa hồng, dân số khoảng 70.000 người. Phong cảnh thiên nhiên vùng này rất đẹp, với các núi cao chung quanh, đặc biệt là vào tháng năm khi các cánh đồng hoa hồng nở rộ, không khí lúc đó thơm ngát tuyệt vời. Lễ hội hoa hồng được tổ chức vào tuần lễ đầu tiên của tháng sáu. Thường vào cuối tuần, sau các buổi biểu diễn ngoài trời, cô gái đẹp nhất thành phố sẽ được chọn là “ Nữ hoàng của hoa hồng”.

Sofia : Thủ đô của Bulgaria

Đại lộ Vitosha ở trung tâm Sofia

Sofia nằm ở phía tây Bulgaria, ở chân núi Vitosha, trong thung lũng Sofia được bao bọc bởi núi ở mọi phía. Thung lũng có độ cao trung bình 550m so với mực nước biển. Có ba đường đèo dẫn vào thành phố, những đèo này là con đường quan trọng từ thời xưa, nối biển Adriatic và Trung Âu với biển Hắc Hải và biển Aegea. Có nhiều con sông chảy ngang qua thành phố bao gồm sông Vladayska, Perlovska, Iskar.

Thủ đô Sofia của Bulgaria nằm trên con đường thương mại xuyên qua dãy núi Horseshoe ( ở chân khối núi Vitosha ). Trên bản đồ ta thấy đường xe lửa chạy dài từ hành lang Morava – Vardar tới thành phố Sofia, chỉ cách biên giới Serbia 48km. Từ Sofia đường xe lửa tiếp tục ngang qua vùng núi vào trung tâm Bulgaria.

Từ Bulgaria đường xe lửa này lại vào tận thành phố lớn Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ. Bản đồ cho thấy đường xe lửa này thậm chí đi xa hơn nữa đến vịnh Ba Tư của Iraq. Đây là đường xe lửa Berlin – Baghdad nổi tiếng. Đường bộ được sử dụng từ rất lâu trước đường xe lửa. Tuy nhiên từ khi có đường hàng không, đường bộ trở nên ít quan trọng hơn.

Sofia là một thành phố thủ đô với nhiều văn phòng chính phủ và tòa lâu đài cổ. Kiến trúc của những ngôi nhà cổ cho thấy Bulgaria từng bị Thổ Nhĩ Kỳ cai trị. Với nhiều trường đại học, viện âm nhạc, thư viện, hí viện đã làm cho Sofia trở thành trung tâm giáo dục, văn hóa của Bulgaria. Sofia còn là một trung tâm công nghiệp và thương mại. Các hàng công nghiệp gồm kim loại, len, cao su, máy móc, hoá chất, thiết bị điện và giao thông, thực phẩm chế biến, vải vóc, giày dép. Du lịch cũng là ngành kinh tế quan trọng của thành phố .

  1. BÌNH NGUYÊN SÔNG DANUBE : kéo dài từ sông Danube đến núi Horseshoe.

Dọc biên giới phía bắc của Bulgaria là sông Danube hùng vĩ. Các sà- lan chở đầy hàng hoá như ngũ cốc và dầu xuôi ngược trên sông. Bờ sông Danube bên phía Bulgaria rất khác  với đồng bằng Walachia của Romania ở phía bắc. Thay cho miền đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng, là vách đá cao dọc theo sông và sườn của bình nguyên thoai thoải nối liền với dãy núi Balkan ở phía nam. Đây đó là các con sông chảy về hướng bắc cắt cao nguyên thành những thung lũng hẹp. Các ngôi làng nông nghiệp nằm ẩn trong những thung lũng này, và trên các sóng đất thấp, hẹp dọc theo sông là những cảng nhỏ. Ở cả thung lũng và cao nguyên đất đai đều rất phì nhiêu. Vườn cây ăn trái, vườn hoa thường được xây dựng ở thung lũng và trên vùng cao nguyên nông dân trồng lúa mì hay chăn thả gia súc trên đồng cỏ.

Thung lũng Maritsa

Nông trại ở chân núi Sredna, Bulgaria

Bên trong các ngạnh của núi Horseshoe là thung lũng sông Maritsa và các sông nhánh của nó. Miền núi xung quanh đã giúp ngăn gió lạnh từ phía đông bắc và gió nóng từ phía tây nam thổi về. Mùa hè ấm áp, nhiều mưa đã giúp vùng này thành nơi đất tốt cho nông nghiệp.

Nông trại ở các thung lũng thì nhỏ và thường trông giống như một khu vườn trồng nhiều vụ mùa khác nhau. Vườn cây ăn trái thường trồng nhiều mận. Người ta cũng trồng thuốc lá, lúa mì, bắp, hoa hướng dương, và nho.

Từ xưa vùng này của Bulgaria nổi tiếng trồng nhiều hoa hồng. Điều lạ lùng là hoa hồng được trồng như một vụ mùa. Nhưng hoa hồng không phải được trồng để ngắm hay bán thành từng bó, mà chúng được trồng để lấy cánh hoa làm dầu thơm. Những cánh hoa này được nấu với một số lượng lớn nước để chiết ra tinh dầu thơm của nó. Phải cần vài ngàn cánh hoa hồng để làm thành một giọt dầu thơm .

Plovdiv : Thành phố lớn thứ hai của Bulgaria

Một trong những phố chính ở Plovdiv

Plovdiv nằm bên bờ sông Maritsa, cách thủ đô Sofia 152km về phía đông nam. Thành phố nằm phần phía nam của đồng bằng Plovdiv, một đồng bằng phù sa màu mỡ. Thành phố khởi thủy phát triển trên bảy ngọn đồi, một số cao 250m. Vì lý do này Plovdiv thường được gọi là “ Thành phố bảy đồi”.

Plovdiv là một thành phố rất cổ, hơn cả Rome, Athens và Constantinople. Xưa kia Plovdiv từng bị Macedonia, La Mã xâm chiếm. Những bức tường cổ dùng để bảo vệ thành phố cách đây hàng trăm năm vẫn còn tồn tại ở khu phố cổ Trimontium. Nhiều di tích thời La Mã vẫn còn ở thành phố này như pháo đài Tsar Ivan Asen II và tu viện Bachkovo. Viện bảo tàng Plovdiv còn chứa bộ sưu tập các lọ hoa bằng vàng của người Thracia.

Phố cổ Plovdiv

Thành phố nằm ở nơi giao nhau của đường xe lửa Belgrade–Sofia–Istanbul, và là trung tâm chế biến thực phẩm với ngành công nghiệp đa dạng, bao gồm sản xuất kim loại màu, máy móc, dệt vải, thảm, phân bón. Thành phố còn là thị trường chính sản xuất thuốc lá, gạo, rau, trái cây. Hội chợ thương mại quốc tế được tổ chứ hai năm một lần.

Sông Maritsa chảy qua Bulgria một đoạn dài 320km. Sau đó nó chảy về phía nam hình thành biên giới giữa Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ. Trên bản đồ bạn có thể thấy hai quốc gia này đã ngăn cách Bulgaria khỏi biển Aegea. Bulgaria rất mong muốn một lối ra ở Biển Aegea. Quốc gia này chỉ có hai cảng nhỏ là Varna và Burgas trên Biển Đen. Nếu nó bao gồm luôn một dãy đất phía đông Hy Lạp, nó sẽ có một hải cảng về phía nam.

III. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ

Mãi cho đến năm 1947 Bulgaria vẫn chủ yếu là quốc gia nông nghiệp. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa các tổ chức công nghiệp được quốc hữu hoá, và được điều khiển bởi các kế hoạch năm năm, với sự tài trợ của Liên Xô. Công nghiệp nặng đều đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ. Công cuộc cải cách bắt đầu từ năm 1992. Từ giữa thập niên 1950 các khu du lịch mới được thiết lập dọc bờ Biển Đen, một phần thuộc sở hữu tư nhân nhằm nổ lực thu hút khách du lịch nước ngoài. Tuy nhiên tốc độ tư hữu hoá các nhà máy chậm, nhiều nhà máy vẫn do nhà nước quản lý. Vào năm 2005 tổng sản phẩm quốc nội của Bulgaria là 26,6 tỉ USD, tương đương 3.442,90 USD mỗi đầu người.

(tham khảo bài viết www.cacnuocchauau.com/home)